Cảm Nhận và Đánh Giá Khi Nâng Cấp Lên Windows 11

Microsoft chính thức ra mắt Windows 11 với thiết kế mới, menu Start mới và nhiều hơn thế. Đây là cấu hình tối thiểu chính thức của Windows 11, yêu cầu CPU 2 nhân và 4GB RAM trở lên.
Microsoft đã chính thức công bố Windows 11 vào đêm nay, ngày 24 tháng 6, với giao diện hoàn toàn mới và nhiều tính năng mới được bổ sung thêm. Windows 11 dự kiến sẽ được Microsoft phát hành vào mùa thu năm nay và đây là thời điểm bạn xem chiếc PC, Laptop của mình có đủ cấu hình để cài đặt hệ điều hành mới này.
Windows 11
Windows 11

Cụ thể, những thay đổi lớn nhất của Windows 11 là hệ điều hành này chỉ hỗ trợ trên bộ vi xử lý 64-bit. Đầu năm nay, Microsoft thông báo rằng họ sẽ không còn hỗ trợ phát hành phiên bản hệ điều hành 32 bit, mặc dù các ứng dụng 32 bit sẽ vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Windows 11 cũng yêu cầu kích thước màn hình ít nhất 9 inch trở lên, có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy bất smartphone hay tablet 8 inch mini nào chạy Windows 11. Microsoft cũng đã tăng dung lượng ổ đĩa yêu cầu lên 64GB, tăng từ 32GB với Windows 10 cũng như tăng từ 2GB lên 4GB RAM tối thiểu.
Microsoft cũng yêu cầu hỗ trợ UEFI, Secure Boot và TPM 2.0 cho Windows 11. Nếu PC của bạn không có bất kỳ công nghệ hỗ trợ nào trong số này, Microsoft không đảm bảo rằng Windows 11 sẽ chạy được trên PC của bạn.

Yếu cầu cấu hình tối thiểu của Windows 11

64-bit processor
1Ghz clock speed | 2 cores
64GB drive
4GB RAM
UEFI, Secure Book capable and TPM 2.0
9-inch display with 1366x768 resolution
DirectX 12 compatible graphics / WDDM 2.x

Bản phát hành chính thức của Windows 11 x64 ISO

Chi tiết: https://t.co/0OXlNxEFRq
Yêu cầu hệ thống:
Bộ xử lý: 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn với 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên chip (SoC).
RAM: 4 gigabyte (GB).
Bộ nhớ: 64 GB hoặc thiết bị lưu trữ lớn hơn.
Phần mềm hệ thống: UEFI, có khả năng Khởi động an toàn.
Mô-đun nền tảng đáng tin cậy TPM (TPM) phiên bản 2.0.
Card đồ họa: Tương thích với DirectX 12 trở lên với trình điều khiển WDDM 2.0.
Màn hình: Màn hình độ nét cao (720p) lớn hơn 9 ”theo đường chéo, 8 bit trên mỗi kênh màu.

Download Windows 11:

Ổ đĩa: https://j2c.cc/973cbdbc
Fshare: https://j2c.cc/5f200153
ODrive: https://j2c.cc/09b35e26
Microsoft: https://www.microsoft.com/en-au/software-download/windows11

Kích thước tệp: 5.12GB
Mã MD5:
SHA256: 667BD113A4DEB717BC49251E7BDC9F09C2DB4577481DDFBCE376436BEB9D1D2F

+ Ưu điểm:
- Win 11 có giao diện nhìn rất là thích mắt và nhìn cực kì hiện đại.
- Các góc của các cửa sổ được bo tròn cái góc nhìn cũng khá đẹp.
- Giao diện khi ngoài Lock Screen có sự hiện đại nhưng có thể chỉnh sửa tùy biến rất nhiều.
- Phần cửa sổ chuột phải được làm lại cũng khá ổn.
- Win 11 có vẻ tối ưu rất tốt về mặt hiệu năng. Như ai xài HDD cùi cùi đi, thì khi bật máy vào lock screen ta có thể bị đơ, lag, chậm mở vào màn hình để nhập mật khẩu chẳng hạn. Thì nay cũng đã có khắc phục, tuy không nhiều nhưng có thể thấy và nhận thấy rõ rệt.
- Về các ứng dụng Mobile xài được trên Win11, theo mình thấy thực chất ra nó cũng chỉ như 1 tab trình duyệt được tạo lối tắt thôi. Nhưng ! nó rất tiện và rất mượt nên đây cũng là một ưu điểm đáng khen cho Win11, ứng dụng vẫn tải từ Microsoft Store thôi !
- Giao diện theme có thể tùy biến tốt mà không cần active !
- Còn nhiều lắm mà mình sợ nó dài quá......
+ Nhược điểm:
- Trước đây các bạn xài win 10 hay win 7 gì đi,... thì khi cài lại máy, thường thì ngoài desktop không có mục THIS PC thì các bạn sẽ vào trong setting bật mà không cần phải ACTIVE, nhưng đối với Win11 , chuyện này sẽ xảy ra, nó rất bất lợi cho ai xài 2 HĐH cùng lúc và muốn thiết lập mặc định win dc boot vào. Đây là hạn chế rất lớn !

- Tính năng bảo mật VBS của Windows 11 có thể làm giảm hiệu suất chơi game lên tới 30%.
Windows 11 cung cấp nhiều tính năng bảo mật hơn, giúp PC, laptop của người dùng an toàn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các tính năng bảo mật tích hợp của Windows 11 cũng khiến hiệu suất chơi game của nó bị giảm sút nghiêm trọng. Theo một báo cáo mới nhất của UL Benchmarks, nhà phát hành phần mềm 3DMark cho biết rằng sau một loạt các thử nghiệm, họ đã phát hiện rằng tính năng Virtualization-Based Security (VBS) của Microsoft trên Windows 11 có thể làm giảm hiệu suất chơi game xuống 30%.

Cụ thể Virtualization-Based Security (VBS) là một tính năng đã có từ Windows 10 nhưng sẽ được kích hoạt trên Windows 11 theo mặc định khi người dùng cài đặt mới lại hệ điều hành. Tính năng này cung cấp ảo hóa phần mềm và phần cứng để cải thiện bảo mật hệ thống. Về cơ bản, tính năng này tạo ra một hệ thống con biệt lập giúp ngăn phần mềm độc hại xâm nhập vào PC, laptop của người dùng.

Theo thử nghiệm của trang tin PC Gamer trên một số tựa game khi tắt và bật VBS đã cho thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất chơi game của Windows 11 khi bật tính năng này. Ngoại trừ Far Cry New Dawn có hiệu suất chỉ giảm 5% thì các tựa game bom tấn AAA khác như Horizon Zero Dawn có tỷ lệ giảm là 25%, Metro Exodus - 24% và Shadow of the Tomb Raider - lên tới 28%. Đáng chú ý là kết quả trên 3DMark Time Spy giảm tới 10%.

Một số hình ảnh đánh giá Windows 11:








- Về phần cài đặt, các bạn phải lưu ý đối với những bạn không cài được vì thiếu phần TPM, thì các bạn phải có main hỗ trợ và một số main như mình đây thì phải bật trong BIOS, mình không rõ các main khác ra sao, main MSI mình vào BIOS, vào mục setting -> Security -> sẽ có 2 mục -> Bật Enable TPM thì mình có sẽ cài được . Và lưu ý CPU intel gen8th hình như mới lên được ( mình sử dụng G5400 )
Tóm lại : Tốt , nhanh, gọn, đáng lên nhưng phải active, còn active như nào thì đã có file cmd,... trên google, mình đã active mới chỉnh được cái hiện icon desktop.

Dùng bộ Adobe rất ổn nhé ae 😘
Đã render + làm việc test độ tương thích thì không có lỗi lầm gì cả
(Adobe + Davinci Resolve + Cubase)
Lần trước bản dev dùng bộ Adobe lỗi rất nhiều (crash, not compatible VGA driver đặc biệt là Premiere Pro và AfterFX bản CC2021) + Cubase/FL Studio thì không ăn driver của audio interface. Nhưng nay hoàn toàn yên lành với bản Official rồi nha ae.
Main Asus X299 A-II
CPU Intel I9-9940X
VGA RTX 3070 Ti
RAM 32GB DDR4-3200
SSD SAMSUNG NVME 970 PLUS
AUDIO INTERFACE UMC202HD

Tin tức mới:


Mới đây, AMD đã thông báo trên trang web của mình rằng bộ vi xử lý Ryzen đang gặp lỗi với Windows 11, có thể làm giảm hiệu năng tới 15%.

Theo đó AMD và Microsoft đã tìm ra vấn đề của Windows 11 trên bộ vi xử lý Ryzen.
Đầu tiên là do Windows 11 có thể khiến độ trễ bộ nhớ cache L3 tăng lên gấp 3 lần. AMD cho biết vấn đề này khiến cho hầu hết các ứng dụng bị giảm hiệu suất 3 - 5%, trong khi nhiều tựa game bị giảm hiệu suất 10 - 15%.
Tiếp đó, Windows 11 còn gặp phải vấn đề với công nghệ preferred core của AMD, thường được sử dụng để chuyển luồng sang lõi nhanh nhất của bộ vi xử lý. AMD cảnh báo rằng người dùng sẽ gặp phải vấn đề giảm hiệu suất đối với các tác vụ phụ thuộc vào khả năng xử lý của CPU, đặc biệt là trên các bộ vi xử lý có 8 lõi trở lên.
Hiện tại AMD và Microsoft cho biết rằng họ đang tích cực khắc phục những vấn đề này,và chúng sẽ được giải quyết thông qua một bản cập nhật phần mềm mới. Dự kiến bản cập nhật sửa lỗi sẽ được ra mắt vào cuối tháng này.

Mới ra mắt không lâu, Windows 11 bị người dùng phản ánh là dính lỗi rò rỉ bộ nhớ khi sử dụng File Explorer.

Về cơ bản, rò rỉ bộ nhớ là hiện tượng dung lượng bộ nhớ của máy tính không được giải phóng sau khi một ứng dụng sử dụng xong. Ví dụ, khi một ứng dụng sử dụng RAM, một phần dung lượng RAM sẽ bị đánh dấu “đang sử dụng” bởi ứng dụng đó. Khi nào ứng dụng đó xài xong thì phần dung lượng RAM sẽ được đánh dấu là trống và các ứng dụng khác sẽ được quyền sử dụng phần dung lượng đó.

Tuy nhiên, khi hiện tượng rò rỉ bộ nhớ xảy ra, phần dung lượng đáng lý ra phải được đánh dấu là đã xài xong đó vẫn bị gán cái mác là “đang sử dụng”, trong khi ứng dụng ban đầu đã dùng xong rồi. Từ đó dẫn đến việc các ứng dụng khác không thể dùng phần RAM đó để chạy ứng dụng được.
 
Thông tin này được đăng tải trang Reddit bởi người dùng có nickname là gyrohan269. Anh cho biết, cứ mỗi cửa sổ File Explorer được mở lên, nó sẽ nuốt mất một dung lượng RAM nhất định và không chịu nhả ra kể cả khi anh ấy đã tắt hết. Bài đăng của gyrohan269 hiện đang được bàn tán cực kỳ xôn xao, và có nhiều người cũng cho biết rằng họ cũng đang gặp tình trạng tương tự.

Nếu như bạn muốn kiểm tra xem máy tính Windows 11 của mình có bị hay không, hãy mở Task Manager rồi sắp xếp theo thứ tự ăn RAM nhiều nhất. Sau đó spam liên tục phím tắt Windows + E để tạo ra hàng loạt các cửa sổ File Explorer. Tiếp theo, bạn tắt dần dần hết chúng đi rồi quan sát xem RAM có bị nuốt hay không.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn